Kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô giúp xe bền lâu. Chi phí bảo dưỡng xe ô tô Toyota bao nhiêu?
Xe ô tô sau 1 thời gian sử dụng đều cần đến hoạt động bảo dưỡng và kiểm tra tổng thể. Quá trình bảo dưỡng ô tô là nhằm mục đích đảm bảo các bộ phận trên xe hoạt động ổn định và an toàn. Vậy quy trình bảo dưỡng xe ô tô bao gồm các hạng mục nào? Chi phí bảo dưỡng ra sao? Cùng Toyota Hưng Thịnh Phát Thái Bình tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tại sao cần bảo dưỡng ô tô?
Trong quá trình sử dụng xe, bảo dưỡng ô tô định kỳ là việc làm tất yếu, đảm bảo tính ổn định và an toàn khi lưu thông trên đường. Việc bảo dưỡng xe mang lại những lợi ích không thể phủ nhận, bao gồm:
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng ô tô định kỳ giúp bạn phát hiện và khắc phục sớm các lỗi nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn và tốn tiền hơn. Chẳng hạn, bạn nên thay dầu động cơ định kỳ, kiểm tra và thay thế các bộ phận lọc không khí, lọc dầu và lọc nhiên liệu. Kiểm tra định kỳ các bộ phận này sẽ giúp động cơ duy trì hiệu suất tối ưu và giảm nguy cơ hỏng hóc đột ngột.
- Nâng cao độ bền và tuổi thọ xe: Các mối lắp ghép trên xe sau một thời gian sử dụng có xu hướng bị bào mòn. Việc kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo bộ phận của xe luôn hoạt động đúng cách và tránh hao mòn quá nhanh. Nhờ đó, xe ô tô trở nên bền hơn, máy chạy ổn định và êm hơn.
- Đảm bảo độ an toàn: Quá trình bảo dưỡng bao gồm kiểm tra tình trạng của hệ thống phanh, hệ thống lái, và các bộ phận quan trọng khác của xe. Điều này giúp xe vận hành an toàn và hệ thống phanh có khả năng phản ứng tốt trong trường hợp sử dụng khẩn cấp.
- Tâm lý thoải mái khi lái xe: Khi biết rằng xe ô tô vẫn đang trong tình trạng tốt và an toàn, bạn sẽ tự tin hơn khi lái xe.
- Tăng giá trị khi bán xe: Thường những xe tuân thủ nghiêm ngặt các lịch bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ có giá trị bán lại cao hơn so với các ô tô không bảo dưỡng đúng cách. Do xe được bảo dưỡng định kỳ đúng cách sẽ không bị hao mòn, hư hỏng phụ tùng. Những xe với khả năng vận hành tốt, ổn định, không có tiếng ồn sẽ có giá cao hơn.
- 03 hạng mục bảo dưỡng xe ô tô
Khi mang xe đi bảo dưỡng, bạn cần phải kiểm tra các hạng mục sau:
- Bên trong khoang lái: Các phần cần kiểm tra bao gồm hệ thống đèn, kèn xe, cần gạt nước, hệ thống điện, vô lăng, hệ thống làm lạnh…
- Khoang động cơ: Bạn cần kiểm tra bộ phận lọc gió động cơ, các loại dầu (dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu ly hợp), đường ống dầu phanh, hệ thống làm mát, bugi, ắc quy, đai truyền động…
- Hạng mục nâng cầu trung bình: Những vị trí cần kiểm tra bao gồm áp suất lốp, tình trạng lốp, má phanh, hệ thống treo, lọc nhiên liệu…
Khi nào xe cần bảo dưỡng?
Thời điểm bảo dưỡng ô tô tùy thuộc vào mức độ sử dụng cũng như dòng xe mà bạn dùng. Về cơ bản, bạn cần bảo dưỡng xe ô tô ở các thời điểm sau:
- Theo định kỳ được quy định trong hướng dẫn của nhà sản xuất xe. Chẳng hạn như 5.000km, 10.000km… thì bạn cần mang xe đi kiểm tra toàn diện.
- Nếu xe chưa đến thời gian bảo dưỡng theo quy định nhưng xuất hiện tiếng ồn lạ, mùi khó chịu hay rung lắc bất thường khi di chuyển. Đây là những dấu hiệu cảnh báo xe đang gặp vấn đề. Lúc này, bạn nên mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra.
- Nếu thường xuyên sử dụng xe trong điều kiện thời tiết xấu, đường ngập lụt, bạn cũng cần mang xe đi bảo dưỡng. Quá trình bảo dưỡng này sẽ giúp bạn kiểm tra, tránh việc nước vào làm hỏng động cơ.
Hướng dẫn bảo dưỡng ô tô định kỳ tính theo quãng đường và thời gian
Tùy theo các hãng xe, mốc thời điểm bảo dưỡng có thể khác nhau. Dưới đây là các mốc bảo dưỡng mà bạn có thể tham khảo.
Bảo dưỡng cấp 1 (5.000km)
Đây là mốc bảo dưỡng lần đầu của xe ô tô mới.. Ở cấp bảo dưỡng ô tô này, bạn cần kiểm tra:
- Mức dầu thắng, dầu hộp số
- Hệ thống đèn của xe
- Nước làm mát, nước ở cần gạt kính xe
- Thay dầu động cơ
- Bộ lọc gió động cơ và điều hòa.
Bảo dưỡng cấp 2 (10.000km)
Khi xe chạy được 10.000km hoặc sau 06 tháng sử dụng, bạn cần phải tiến hành bảo dưỡng để đảm bảo xe vẫn hoạt động ổn định. Bảo dưỡng xe ô tô cấp 2 ngoài những hạng mục ở cấp 1, bạn cần kiểm tra thêm:
- Dầu trợ lực lái, dầu phanh
- Nắp bình xăng, đầu nối và đường ống của hệ thống nhiên liệu
- Độ rơ vô lăng, phanh trước và sau của xe
- Hệ thống treo, rô tuyn, cao su chắn bụi trục truyền động, hệ thống xả
- Đảo lốp
- Thay lọc dầu.
Bảo dưỡng cấp 3 (20.000 – 30.000km)
Bảo dưỡng ô tô cấp 3 khi ô tô đã chạy được 20.000 – 30.000km hoặc sau 01 năm sử dụng. Ở cấp độ này, bạn cần kiểm tra tương tự các hạng mục ở bảo dưỡng cấp 2. Ngoài ra, cần thay lọc gió động cơ, làm sạch bugi và kiểm tra phanh đỗ.
Bảo dưỡng cấp 4 (trên 40.000 km)
Bảo dưỡng ô tô cấp 4 tiến hành khi xe đã đi được quãng đường khoảng 40.000 trở lên hoặc sau 2-3 năm sử dụng. Ngoài các hạng mục bảo dưỡng cấp 3, chủ xe cần kiểm tra thêm các bộ phận như:
- Khe hở xu páp
- Thay lọc nhiên liệu
- Dầu cầu, dầu phanh, dầu trợ lực lái, dầu hộp số
- Kiểm tra độ mòn của má phanh và thay bugi
- Đảo lốp, cân bằng động bánh xe và cân chỉnh độ chụm
- Kiểm tra kim phun, họng hút, hệ thống treo, rô tuyn, cao su giảm chấn, thanh cân bằng và siết gầm
- Làm sạch lọc gió điều hòa, kiểm tra và bổ sung thêm ga lạnh cho điều hòa. Bộ lọc gió động cơ và lọc gió của điều hòa cứ sau mỗi 30.000km bạn nên vệ sinh để tránh bụi bẩn bám vào, ảnh hưởng động cơ và sức khỏe.
Chi phí bảo dưỡng xe Toyota là bao nhiêu? Nên bảo dưỡng ô tô ở đâu?
Ngoài lịch bảo dưỡng, chi phí bảo dưỡng xe ô tô Toyota cũng được các chủ xe quan tâm. Chi phí này bao gồm tiền công bảo dưỡng và các chi phí thay thế phụ tùng, dầu nhớt (nếu có). Trên thực tế, chi phí bảo dưỡng xe ô tô Toyota cao hay thấp phụ thuộc vào đại lý và thực trạng của xe khi được kiểm tra định kỳ.
Hiện Toyota có chính sách miễn phí tiền công bảo dưỡng cho xe ô tô ở các mốc từ 5.000km, 50.000km và 100.000km tại các đại lý ủy quyền chính hãng. Chính sách này sẽ giúp bạn giảm bớt được một phần chi phí đáng kể khi đưa xe đi kiểm tra định kỳ.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nơi bảo dưỡng ô tô cũng là vấn đề được nhiều chủ xe quan tâm. Vậy nên bảo dưỡng xe ô tô Toyota ở đâu tốt?
Câu trả lời là bảo dưỡng xe ô tô Toyota tại các đại lý Toyota Hưng Thịnh Phát Thái Bình là một lựa chọn hàng đầu. Có 05 lý do chính khiến các chủ xe thường đưa ô tô đến đại lý chính hãng để kiểm tra.
- Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp: Các kỹ thuật viên của đại lý chính hãng thường có kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo dưỡng và sửa chữa xe Toyota một cách chuyên nghiệp.
- Sử dụng linh kiện chính hãng: Các đại lý chính hãng thường sử dụng linh kiện và phụ tùng chính hãng, đảm bảo sự tương thích và hiệu suất tốt nhất cho xe của bạn.
- Có chính sách bảo hành rõ ràng: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào sau khi bảo dưỡng tại đại lý chính hãng, bạn sẽ nhận được chính sách bảo hành phù hợp (với điều kiện xe vẫn còn trong thời gian bảo hành).
- Tư vấn bảo dưỡng ô tô phù hợp: Đại lý chính hãng thường cập nhật các thông tin kỹ thuật mới về các dòng xe ô tô của hãng, từ đó có thể đưa ra những lời khuyên bảo dưỡng phù hợp.
- Có nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ giám định kỹ thuật: Các đại lý chính hãng thường có thiết bị hiện đại để kiểm tra và đánh giá đúng tình trạng của xe của bạn.Tổng kếtBảo dưỡng ô tô định kỳ theo đúng hướng dẫn sử dụng xe của hãng rất quan trọng. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm, xử lý kịp thời các bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc, giúp xe vận hành tốt và an toàn. Hy vọng với những chia sẻ trên của Toyota Hưng Thịnh Phát Thái Bình, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe ô tô là như thế nào. Theo dõi Toyota Hưng Thịnh Phát Thái Bình để cập nhật các thông tin liên quan đến ô tô Toyota và liên hệ ngay số Hotline: 1900 1225 nếu bạn có nhu cầu vay mua ô tô trả góp.
——————————-
𝐓𝐎𝐘𝐎𝐓𝐀 𝐇𝐔̛𝐍𝐆 𝐓𝐇𝐈̣𝐍𝐇 𝐏𝐇𝐀́𝐓 𝐓𝐇𝐀́𝐈 𝐁𝐈̀𝐍𝐇
𝐻𝑎̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑠𝑢̛̣ 𝑡ℎ𝑖̣𝑛ℎ 𝑣𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔Liên Hệ Ngay:
Ngã 6 Long Hưng, Đông Hòa, TP Thái BìnhHotline: 1900 1225Website: https://www.toyota-thaibinh.vn